Việc chọn tên vô cùng quan trọng trong bất kì công việc gì. Việc chọn tên cho Fan page càng quan trọng hơn. Cũng như những nguyên tắc cơ bản khác trong SEO, hãy chọn tên theo tên thương hiệu của bạn, cùng với một số từ khóa chính, đừng cố nhồi nhét từ khóa hay đại loại làm cho nó có vẻ như spam.
Một điều quan trọng cần để ý đến là Facebook dùng tên Fan page này làm title của page, hãy tuân thủ các hướng dẫn về đặt title của một page khi đặt tên Fan page.
Đây là thẻ meta title trong code của page
<title id="pageTitle">Vncongnghe</title>
2. Đừng quên một “About” đủ súc tích
Hãy viết About và Description thật súc tích, ngắn gọn đủ để mô tả về mục đích của page (chứ không phải mô tả công ty bạn!) và đừng quên kèm theo các từ khóa chính.
Bạn sẽ hỏi ngoài việc làm cho khách viếng thăm biết nội dung chính của page, “About” có ý nghĩa gì với search engine chứ? Bạn đừng quên rằng, các robot của search engine cũng là khách, một vị khách đặc biệt và khá thông minh. Bạn sẽ thấy ngay sau đây.
Đây là thẻ meta description của một Fan page trên Facebook:
<meta name=”description” content=” Facebook is a social utility that connects people with friends and others who work, study and live around them. People use Facebook to keep up with friends, upload an unlimited number of photos, post links and videos, and learn more about the people they meet.” />
Trông có vẻ “meta description” này không có ý nghĩa gì và cũng chẳng có chút liên quan gì tới page của ta. Đúng là vậy. Tuy nhiên Google đủ thông minh để nhận ra rằng, nếu hiện content của description này trên SERP thì hóa ra đang làm chuyên vô nghĩa, vậy Google tự nó phải dùng một giá trị khác đặc trưng hơn. Đó không gì khác, chính là about của page – cái mà chúng ta toàn quyền (trừ giới hạn 250 kí tự!).
Hình dưới là kết quả trên Google của page khi search từ khóa “Vncongnghe” với About được dùng làm snippet để mô ta page. Kết quả đầu là page chính, kết quả thứ hai trong hình là về một tab “July 4 Contest” mà tôi sẽ nói sau cũng trong loạt bài này.
Khi bạn đủ 25 người like, bạn được Facebook ”âm thầm” gán cho bạn quyền đặt một URL rút gọn cho page của mình (gọi là đăng kí username).
■Sau khi rút gọn, link của page có dạng:
(phần tô đỏ là tự chọn miễn sao chưa có ai sở hữu)
Đăng kí username giống như việc đăng kí một tên miền, vô cùng quan trọng, ít nhất về mặt cảm quan.
Hãy suy nghĩ thật kĩ, vì username chỉ cho đăng kí một lần duy nhất. Bạn có thể chọn username là thương hiệu tương ứng hoặc với một số từ khóa cơ bản nhưng tránh làm cho nó trông như là spam. Bản thân mình khuyến khích chọn username là tên thương hiệu của công ty bạn và đương nhiên phải tuân thủ quy tắc đặt username của Facebook.
Vì sao phải chọn username? Mình có thể nêu ra vắn tắc các lý do sau:
■URL với username trông có vẻ ”pro” hơn URL với một dãy số vô nghĩa, ít nhất đối với người dùng.
■URL với username có thể chứa keyword mà bạn muốn.
■Facebook dùng URL để link tới page của bạn, do đó việc có một URL “gợi cảm” và xác định là điều nên làm. Phần này mình sẽ nói kĩ trong mục kế tiếp.
■Có những lý do khác mà có lẽ không cần nói bạn cũng thấy được.
Vậy, ngay bây giờ, nếu chưa có username thì hãy tạo ngay bằng cách vào link: Tạo username trong Facebook
Nhớ là ráng kiếm ngay cho đủ 25 like trước nhé! Mình nghĩ ít nhất 25 anh em đang đọc bài này có thể giúp “like tạm” page của bạn nếu bạn để lại comment!
4. Hoạt động với tư cách page
Là thế nào?
Hãy comment, like, post status, post picture, viết note, tạo event… với tư cách của page.
Vì sao?
Thật đơn giản, khi bạn hoạt động, hành động của bạn sẽ được Facebook ghi nhận và cập nhật trên wall của page, wall của fans, wall bạn của fans,… kèm theo link của page.
Càng nhiều hoạt động được hiển thị thì cũng có thể nói backlink về page của bạn càng nhiều và do đó, thứ hạn cũng như trafic có thêm yếu tố để tăng.
Để hoạt động với tư cách của page, bạn chỉ cần login vào tài khoản admin của page, vào Account -> Use Facebook as page, chọn page cần switch bằng cách click nút switch bên phải page tương ứng.
Một cách khác là vào Fan page rồi click link Use Facebook as [page name]
5. Khai thác tab info và các tab đặc biệt
Trong phần trước ta đã có nói về việc viết thông tin About và đó là sniff mà Google chọn hiển thị trên SERPs. Phần này ta nói về tab Info (thường nằm dưới tab Wall).
Tab Info là một nơi nữa để bạn cố gắn chèn keyword mình đang làm SEO vào các trường, quan trọng trong số đó gồm có About, Description, General Information, Mission, Products… Những thông tin này nếu bạn viết đủ tốt, có thể tăng CTR để vào web chính của bạn, cũng như được “Like”
Lợi hại của tab Info của Fan page không dừng lại đó. Các trường khác như Category, Founded, Address, City, Postal Code, … không phải là những thông tin sa xỉ đâu nhé. Những thông tin này có lẽ bạn sẽ phản biện lại rằng, khó mà chèn từ khóa vào. Đúng, khó hoặc có thể nói là không thể chèn từ khóa vào các trường đó. Măc dù có thể nếu bạn muốn, nhưng bạn sẽ phải trả một giá khá đắt và có lẽ, đây là một trao đổi không cân xứng vì những thông tin này được Facebook dùng để hiển thị trên trang kết quả search (cùng thành phố, cùng mối quan tâm, cùng sản phẩm, cùng …) và trong việc suggest cho một người khác khi thông tin bạn cung cấp làm cho Facebook biết được fan page của bạn có thông tin mà một ai đó đang quan tâm. Việc hiển thỉ này vô tình cho bạn backlink!
Một lời khuyên nữa có lẽ các bạn sẽ nhận ra khi xem 2 trường hợp sau:
Nếu bạn lười kiếm category phù hợp cho Fanpage của mình, chọn Category là Other/Community thì sẽ thấy các thông tin mà Facebook cho mình điền vào rất nghèo nàn, hầu như chỉ có những thông tin cực kì cơ bản (Address, About, Description, Website).
Nếu bạn chọn Category là Companies & Org/Org thì khác, các “ô trống” hiện ra rất nhiều, tha hồ viết và làm SEO
Bạn có quyền trải nghiệm hết các category của Facebook suggest, nhưng lựa chọn đúng đắn là chọn category phù hợp nhất với mình!
Còn về tab đặc biệt? Nãy giờ chưa nói tới! Đó là các tab như photo, event, các tab tự tạo bằng app trên FB hoặc bằng app riêng.
Có vẻ những tab này ít liên quan đến SEO, nhưng có đây, bạn share một hình, tạo một event với đầy đủ thông tin, page của bạn sẽ có nhiều backlink thông qua việc hiển thị các photo, event này trên wall của fan cũng như trong các suggest của Facebook. Có lẽ mình sẽ nói thêm phần này sau.
Về tab tự tạo, bạn có thể dùng một application trên Facebook, một trong số đó là Tabedit (tất nhiên còn rất nhiều) để tạo content tự do (html) trong một tab nhằm tăng cường nội dung. Ngoài ra, nếu bạn biết cách xây dựng một application, bạn có thể tự tạo một app rồi thêm vào page của bạn, khi đó, ND sẽ phong phú hơn, đẹp hơn, tự do hơn. Hiệu quả về SEO? Tôi không rõ lắm, nhưng quan điểm của tôi, thông tin càng đầy đủ, càng có ích với người dùng thì càng tốt cho cả hai, người và SE.
6. Fresh content is king link is Queen.
Điều này càng dễ nhận thấy hơn đối với Fan page trên Facebook khi mà những cập nhật của bạn được hiển thị khắp mọi nơi.
Khi bạn post một status, event, photo, comment, share tab, như đã nói xuyên suốt chủ đề này, những hành động này được hiển thị trên wall, trên wall của fans, trên website (nếu bạn đặt nó),…với một link tới fan page, một link tới photo, link tới event, link tới tab content,… Những link này khá giá trị cả về lượng và chất (anchor-text,…) nhất là khi bạn viết đủ description cũng như info của photo, Album, Event,…
Bạn hãy tự kiểm tra code html của link, tôi nghĩ các bạn sẽ thấy ngay giá trị của link mà nó đem đến cho Fab page và cho content tương ứng.
Như vậy bạn có được backlink chất lượng cho các nội dung đang được bạn làm cho phong phú từ fan page!
7. Cầu nối Google – Facebook
Hãy share các video từ Youtube, các blogspot từ Bloger cũng như các nội dung khác từ các dịch vụ của Google, các dịch vụ đã được Google “hiểu” khá rõ về cấu trúc, nội dung. Tôi chưa có bằng chứng gì về tầm ảnh hưởng của việc này đến thứ hạng của Fanpage trên SERPs nhưng cá nhân tôi nghĩ việc link đến các nội dung phù hợp trên các service này sẽ mang lại một hiệu ứng tích cực hơn so với việc dùng các dịch vụ khác cùng chức năng.
8. Outbound link
Outbound link cũng là một trong những chủ đề đáng quan tâm của bất kì một người làm SEO trong bất kỳ lĩnh vực nào. Làm SEO trên Facebook fan page cũng không ngoại lệ.
Lời khuyên là, hãy update status với các link tới website của bạn và link tới các website có nội dung liên quan kèm với việc đặt sniff trên Facebook wall hợp lý. Về vấn đề này, xin xem bài viết khá hay của Tác giả Chu Đình Châu: Ảnh hưởng của Outbound link đến các yếu tố SEO
Mặt khác, khi bạn update status với các link liên quan, các status này còn được hiện trong trang search của Facebook khi một ai đó search thông tin liên quan và lại là có baclink tốt kèm theo một loạt lợi ích khác nữa mà có lẽ bạn dễ dàng nhận ra.
9. Inbound link và Pagerank
Việc có inbound link tới webpage là môt điều mong đợi của tất cả các webmaster khi làm SEO. Việc tìm kiếm và xây dựng Inbound link tới Facebook fan page có lẽ là một điều sa xỉ. Tuy nhiên, vẫn có cách để ta làm điều này một cách không sa xỉ! (thực ra là tổng hợp lại những điều đã có nói đâu đó trong chủ đề này)
- Update status, photo, event, comment, … -> Có backilnk
- Đặt link trên website chính thức của bạn, hay trên blog chính thức của tổ chức, dạng như “Find us on Facebook”, “Follow me on Facebook”, “Facebook fan page”,…
- Điền đầy đủ các thông tin trong info để tìm một chỗ đứng trong các suggest và search từ Facebook
- Mua quảng cáo từ Facebook (bid theo PPC, CPM) (sa xỉ, nhưng nên làm nếu có kinh phí!)
- Lên kế hoạch Get More Facebook Fans. Làm sao để Get more Fans, đó là một nghệ thuật, hi vọng bài của tôi cũng tạo cảm hứng cho ai đó đăng chủ đề khá thú vị này, làm phong phú thêm chuyên mục SMO vốn đang chỉ có một chủ đề mà bạn đang đọc!
Càng nhiều fan tốt thì hiệu lực của những điều bạn làm càng được tăng lên theo cấp số nhân.
Một số cách mà người ta thường làm để Get more Fan là: Sử dụng like plugin button, like box; sử dụng link của Facebook page ở những nơi cần thiết; quảng bá page ở những Social media network khác; khuyến mãi ưu đãi trên fan page; tạo landing page tren fan page; tổ chức contest, giveaway;… Hi vọng một ngày nào đó, chúng ta cùng thảo luận về chủ đề cực kì hấp dẫn này.
Một cách nào đó, ta có thể nói inbound link càng nhiều thì pagerank của fan page càng cao, do đó, những việc bạn làm trên cũng phần nào đưa về cho fab page pagerank.
Tôi có 2 tài khoảng Facebook (về vấn đề này, account hay fanpage cũng có ý nghĩa như nhau), một tài khoảng chính có ~600 friends, tôi hay update status và share; một tài khoảng khác để test có ~1500 friends, ít khi share và update status. Page profile tài khoảng chính có PR3, page của profile tài khoảng kia PR0!
Các bạn thử test với các tài khoảng khác xem, sẽ nhận được nhiều thú vị, khi đó nhớ share bằng cách comment ngay dưới đây nhé.
Wow, như vậy là tôi đã trình bày được 9 điểm trong chủ đề này, có lẽ cũng nên ráng nghĩ thêm một điểm nữa để cho tròn 10.
OK, có ngay thôi
10. Case study
Các bạn đừng giận tôi với điểm thứ 10 có vẻ ra đời ép buộc này. Thật sự là nó có ý nghĩa nhất đó.
Hãy kiếm một vài fan page lớn, cùng chủ đề rồi coi họ làm gì, họ có tuyệt chiêu gì mà mình có thể học hỏi và áp dụng cho fan page của mình. Điều này càng ý nghĩa hơn khi thế giới SEO cũng như Facebook đang biến chuyển không ngừng.
Như vậy thành ra bài này, có thể nói là 10 điểm cơ bản trong việc làm SEO cho Facebook Fan page!